banner-topbar

Cúng Tổ nghề nối mi là ngày nào? Cần chuẩn bị gì?

Cúng Tổ nghề nối mi là ngày nào? Cần chuẩn bị gì?

Vấn đề về tổ nghề nối mi và ngày cúng tổ nghề nối mi là điều đáng quan tâm, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu trong ngành nghề này. Tuy nhiên, hiện không có nhiều thông tin cụ thể về ngày cúng tổ nghề nối mi. Bài viết của Kaiyi eyelash sẽ giúp giải đáp những thắc mắc của bạn về thời gian và cách cúng tổ nghề nối mi một cách chính xác.

Tìm hiểu về giỗ tổ nghề nối mi

Trong mọi lĩnh vực, việc tổ chức ngày giỗ tổ và kỷ niệm ông tổ nghề là điều không thể thiếu. Ngày cúng tổ đóng vai trò quan trọng, đánh dấu thời điểm con cháu trong ngành nghề nối mi quay về với nguồn gốc, thể hiện sự tôn kính và lòng biết ơn.

Tổ nghề nối mi là ai?

Hiện tại, trong ngành nghề nối mi chưa có ngày giỗ tổ nghề riêng. Thông tin về ngày cúng tổ nghề nối mi cũng không được ghi chép rõ ràng trong ngành, do đó việc tổ chức cũng như các nghi lễ cúng tổ nghề nối mi chưa được thực hiện. Bởi vì nghề nối mi đặc thù trong lĩnh vực làm đẹp và thẩm mỹ, nên ngày cúng tổ nghề nối mi thường được kỷ niệm vào các ngày cúng tổ nghề chung của ngành làm đẹp.

Có sự tranh cãi về nguồn gốc của nghề nối mi, với một số người cho rằng mi classic xuất phát từ Nhật Bản và mi volume từ Nga. Tuy nhiên, những thông tin này chỉ là lời đồn và không có căn cứ cụ thể để xác định nguồn gốc chính xác của nghề nối mi.

Nghề nối mi không có một tổ nghề cụ thể chính xác

Nghề nối mi không có một tổ nghề cụ thể chính xác

Ý nghĩa của việc cúng tổ nghề nối mi

Mặc dù không có thông tin chính thức về ngày giỗ tổ nghề nối mi, nhưng giá trị văn hóa và tính nhân văn của việc cúng tổ nghề vẫn được coi trọng và duy trì. Điều này làm cho những người theo nghề nối mi cố gắng tìm hiểu về nguồn gốc và các vấn đề liên quan đến ngày cúng tổ nghề nối mi.

  • Hằng năm, việc tổ chức lễ cúng tổ nghề là một phong tục truyền thống quan trọng giúp duy trì và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đây là dịp để những người làm nghề nối mi thể hiện sự tôn trọng, biết ơn, và ghi nhận công lao của những người đi trước đã truyền dạy cho họ kỹ năng trong lĩnh vực làm đẹp cũng như nghề nối mi.

  • Khi thực hiện các hoạt động trong nghề nối mi, không chỉ mang theo lòng biết ơn và truyền thống tôn sư trọng đạo, việc tổ chức lễ cúng tổ nghề còn có ý nghĩa tượng trưng mong muốn thuận lợi, may mắn, và thành công trong công việc, kinh doanh.

  • Trong ngày cúng tổ nghề, chị em trong nghề có cơ hội tụ họp, giao lưu, và chia sẻ với nhau về những kinh nghiệm, câu chuyện ý nghĩa liên quan đến nghề. Điều này giúp tạo ra một môi trường tương tác tích cực, nơi mà bạn có thể tìm thấy những đồng nghiệp cùng hướng mục tiêu và cơ hội hỗ trợ hoặc nhận sự giúp đỡ từ những người khác trong ngành.

Cúng tổ nghề để thể hiện lòng thành kính

Cúng tổ nghề để thể hiện lòng thành kính

Ngày cúng tổ nghề nối mi là ngày mấy?

Không chỉ riêng nghề nối mi, mà hầu như mọi ngành nghề đều có ngày cúng tổ nghề riêng. Nhiều người trẻ, dù đã có thời gian làm việc trong ngành một thời gian nhất định, vẫn chưa biết chính xác ngày cúng tổ nghề nối mi là vào ngày nào.

Tương tự như việc không có tổ nghề riêng của ngành nghề nối mi, ngày cúng tổ nghề nối mi cũng không có thông tin hay ngày tháng cụ thể. Do đó, ngày cúng tổ nối mi thường được xác định là ngày giỗ tổ liên quan đến lĩnh vực làm đẹp chung, tức ngày 20/1 âm lịch. Vì vậy, trong ngành nghề này, ngày cúng tổ nghề nối mi được coi là ngày 20/1 âm lịch.

Do đó, cách cúng tổ nghề nối mi cũng tuân theo cách thức và mâm cúng của ngành nghề làm đẹp nói chung. Nếu bạn có điều kiện, có thể tổ chức một lễ cúng lớn để mời anh chị em đến dâng hương và giao lưu về nghề nối mi.

Không có ngày cúng tổ nghề nối mi chính xác mà sẽ làm chung ngày cúng tổ chung ngành làm đẹp – ngày 20/1 âm lịch

Không có ngày cúng tổ nghề nối mi chính xác mà sẽ làm chung ngày cúng tổ chung ngành làm đẹp – ngày 20/1 âm lịch

Lễ vật cúng cần thiết cúng tổ nghề nối mi

Thành phần của lễ vật cúng giỗ tổ nghề nối mi có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện của người cúng. Tuy nhiên, nhìn chung, các lễ vật cúng cần thiết để cúng tổ nghề bao gồm:

  • Trái cây thường được cúng theo quy tắc ngũ quả trong các lễ cúng, đặc biệt là cúng tổ nghề. Mâm cúng thường bày đủ loại trái cây như đu đủ, phật thủ, nho, dưa hấu, với ý nghĩa mang lại may mắn và tài lộc cho người cúng.

  • Heo quay, gà luộc: Trong các bàn cúng tổ nghề, gà luộc nguyên con là một lễ vật không thể thiếu. Gà cúng phải là loại gà trống chắc khỏe, không được chặt ra khi cúng mà phải để nguyên con. Ngoài ra, nếu có điều kiện hơn, bạn có thể thay thế gà cúng bằng heo sữa quay.

  • Những món ăn cúng thường bao gồm xôi, chè, bánh chưng, bánh tét, bánh bao cúng,... được gọi chung là những món cúng quê. Bạn có thể cúng xôi, chè, hoặc bánh theo số lượng tùy chọn. Nếu có thời gian, bạn nên tự làm những món ăn này để thể hiện lòng thành kính của mình.

  • Khi cúng, bạn chuẩn bị những vật dụng như nhang (hương), đèn, nến theo cặp đôi (2 cái), thường sẽ được trưng ở bàn cúng 2 bên đối nhau. Bạn có thể chọn loại nhang cúng bình thường hoặc nhang cúng loại to, có hình long phụng đều được.

  • Lễ vật cúng không thể thiếu để bày trong mâm cúng tổ nghề là giấy tờ. Bạn có thể tìm mua hoặc đặt hàng loại giấy tờ dùng riêng cho cúng tổ nghề nối mi tại các gian hàng bán ở chợ.

  • Trên mâm cúng sẽ được bày biện rượu trắng, trà và trầu cau. Thông thường, bạn sẽ cúng từ 3-9 ly rượu tùy theo văn hóa vùng miền. Trầu và cau được cắt ra và têm, sắp xếp ngay ngắn trên đĩa.

Lòng thành kính vẫn là điều quan trọng nhất khi hướng tới vị tổ nghề nối mi, người sáng lập ra ngành nối mi, dù lễ cúng có đầy đủ sung túc hay thiếu một vài lễ vật. Vậy nên, tùy theo điều kiện kinh tế cá nhân để bạn chọn những món quà hay lễ vật cúng cho phù hợp, tránh sa hoa, lãng phí.

>> Xem thêm: Nối mi one by one – Kiểu nối mi cổ điển được giới trẻ săn đón

>> Xem thêm: Top 6 trung tâm học nối mi cấp bằng quốc tế

Gà luộc hoặc heo quay là vật phẩm bắt buộc

Gà luộc hoặc heo quay là vật phẩm bắt buộc

Cách cúng tổ nghề nối mi

Cách cúng tổ nghề làm đẹp nói chung hay nghề nối mi nói riêng đều có quy tắc bày bàn cúng cũng như cách cúng riêng. Để đảm bảo may mắn, tài lộc và lễ nghi khi cúng, anh chị em cần lưu ý quy trình sau:

Xác định khoảng thời gian cúng tổ

Bước đầu tiên trong danh sách những việc cần làm để cúng lễ là xác định ngày cúng. Thông thường, ngày cúng tổ nghề nối mi được chọn theo ngày chung của giỗ tổ làm đẹp là ngày 20/1 âm lịch. Tuy nhiên, bạn có thể chọn cúng 3 ngày liên tiếp là ngày 18/1 – 20/1 – 21/1 âm lịch theo quy trình ngày đầu cúng chay, ngày thứ 2 cúng mặn, thứ 3 cúng gà. Điều này tùy thuộc vào điều kiện và kinh tế của từng người.

Thời gian bắt đầu cúng là buổi sáng hoặc sáng sớm. Nhiều người chọn khoảng thời gian này để thực hiện các lễ cúng trang trọng vì năng lượng vào buổi sáng tốt giúp buổi cúng diễn ra thuận lợi hơn.

Nêu bày lễ cúng vào sáng sớm hoặc buổi sáng

Nêu bày lễ cúng vào sáng sớm hoặc buổi sáng

Bày mâm cúng: hoa, quả, nước, rượu, bát đũa,…

Khi cúng tổ nghề nối mi, món cúng và đồ vật cúng đã chuẩn bị sẵn theo danh sách trên sẽ được bày biện trên bàn cúng tổ nghề. Đặc biệt, lễ cúng tổ nghề sẽ bao gồm những món đồ đặc trưng theo ngành nghề đó. Ngoài ra, bàn cúng có thể được bày biện món ăn hay loại hoa mà tổ nghề yêu thích. Tuy nhiên, nghề nối mi chỉ cần cúng đơn giản với bàn cúng bao gồm trái cây, hoa, heo quay hoặc gà luộc, trầu cau, gạo, muối cúng, nhang, đèn và nến cúng, giấy tờ cúng.

Thắp hương, đốt nến, thắp đèn và khấn, lạy tổ nghề

Sau khi đã bày mâm cúng đầy đủ và nghiêm chỉnh, bạn tiến hành bước thắp hương, thắp nến và đốt đèn đã chuẩn bị từ trước.

Hành động khấn, vái hay lạy là để bày tỏ lòng hiếu kính đối với tổ nghề nối mi. Lời khấn sẽ bao gồm ngày tháng năm làm lễ, lý do cúng lễ, lời cầu xin hay lời hứa sẽ thực hiện trước bàn thờ có sự minh chứng của tổ nghề nối mi. Ngay sau khi đọc lời khấn, bạn tiến hành vái 3 cái để gửi lời chào kính cẩn đến tổ nghề. Trong các lễ lớn có bố trí vị trí quỳ lạy thích hợp thì bạn có thể lạy để bày tỏ lòng chân thành của mình đến tổ ở mức độ cao hơn, mong tổ chứng giám và ban phước lành.

Thắp hương và vái lạy là để thể hiện lòng thành kính đối với tổ nghề

Thắp hương và vái lạy là để thể hiện lòng thành kính đối với tổ nghề

Bài khấn cúng tổ nghề ngành nối mi

Lời khấn là lời cầu khẩn, mong mỏi muốn gửi đến tổ nghề. Thường mọi người sẽ lẩm bẩm lời khấn trong miệng để mong cầu tổ nghề lắng nghe mình. Đối với nghề làm đẹp, bài khấn cúng tổ nghề ngành nối mi sẽ như sau:

“Nam mô A Di Đà Phật! 

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là ………

Ngụ tại……………

Hôm nay là ngày … tháng … năm … AL

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời Thánh tổ nghề …..

Cúi xin Chư vị Tôn thần thánh tổ nghề… thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!”.

Ngày cúng tổ nghề nối mi thực chất là hoạt động thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo đối với các bậc tiền nhân có công sáng lập và truyền dạy nghề nghiệp cho con cháu.

Vì vậy, để thuận lợi hơn trong nghề và ghi nhận công ơn của tổ nghề, ai cũng nên tìm hiểu về ngày cúng tổ nghề nối mi và thực hiện lễ cúng hằng năm. Qua bài viết, Kaiyi eyelash hi vọng bạn đã cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về giỗ tổ nghề nối mi. Hãy theo dõi Kaiyi eyelash để biết thêm nhiều thông tin khác về nghề!

Khoa hoc noi mi chuyen nghiep-Kaiyi eyelash

Thông tin liên quan về nghề nối mi         tư vấn cho khách hàng thông tin liên quan về ngày cúng tổ nghề nối mi

Đang xem: Cúng Tổ nghề nối mi là ngày nào? Cần chuẩn bị gì?

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng